Kim loại không tác dụng với HNO3 đặc nguội bao gồm những gì?

Kim loại không tác dụng với HNO3 đặc nguội là kim loại nào? Tính chất hóa học của HNO3 ra sao? Cùng tìm hiểu những điều đó nhé.

Nói tới HNO3 chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay rằng đây là một kim loại mạnh và hầu hết các chất đều có thể tác dụng với nó đúng không nào. Nhưng bạn có biết rằng là tính chất hóa học của HNO3 đặc nóng và đặc nguội là khác nhau hay không. Hãy đọc bài viết này để biết được rằng kim loại không tác dụng với HNO3 đặc nguội là gì nhé.

Kim loại không tác dụng với HNO3 đặc nguội

Kim loại không tác dụng với HNO3 đặc nguội

Content

Acid nitric là gì

Acit nitric có công thức hóa học là HNO3, được gọi là dung dịch nitrat hidro hay còn được gọi là acit nitric khan. Acit này được hình thành ở trong tự nhiên, do những cơn mưa do sấm và sét tạo thành.

Tính chất vật lý

Trạng thái tự nhiên: lỏng hoặc khí, không màu, tan nhanh trong nước. Trong tự nhiên sẽ có màu vàng nhạt (sự tích tụ của ocid nito).

Là một aicd có tính ăn mòn cao, dễ bắt lửa và cực độc. Với nồng độ 86% thì để ngoài không khí sẽ có khói trắng bốc lên.

Tỷ trọng: 1511 kg/m3

Nhiệt độ đông đặc: -41 độ C

Nhiệt độ sôi: 83 độ C

Acid nitric sẽ bị phân hủy dưới ánh nắng mặt trời ở nhiệt độ thường theo phản ứng sau:

4HNO3 →  4NO2 + 2H2O + O2

Vì thế acid nitric sẽ được bảo quản trong các lọ tối màu, tránh ánh nắng và dưới 0 độ C.

Tính chất hóa học của Acid nitric

Tính acid

Làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ, tác dụng với các base, ocid base và muối carbonat tạo nên muối nitrat.

Ví dụ:

2HNO3 + BaCO3→ Ba(NO3)2 + H2O + CO2

Tính oxi hóa

Tác dụng với kim loại: Tác dụng với hầu hết các kim loại ngoại trừ Au và Pt tạo muối và nước

Kim loại + HNO3 đặc → muối nitrat + NO + H2O ( to)

Kim loại + HNO3 loãng → muối nitrat + NO + H2O

Kim loại + HNO3 loãng lạnh → muối nitrat + H2

Nhôm, sắt, crom thụ động với axit nitric đặc nguội do lớp oxit kim loại được tạo ra bảo vệ chúng không bị oxy hóa tiếp.

Tác dụng với phi kim

Các phi kim (ngoại trừ Si và Hal) khi tác dụng với acid nitric đặc tạo thành nito dioxide còn với acid nitric loãng tạo nito oxide

C + 4HNO3 đặc → 4NO2 + 2H2O + CO2

Tác dụng với oxit baso, baso, muối mà kim loại trong hợp chất này chưa lên hóa trị cao nhất:

FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O

Tác dụng với hợp chất

3H2S + 2HNO3 (>5%) → 3S ↓+ 2NO + 4H2O

Tác dụng với  chất hữu cơ

Bởi có tính oxy hóa mạnh nên acid nitric sẽ phân hủy được nhiều hợp chất hữu cơ

Kim loại không tác dụng với HNO3 đặc nguội

Các kim loại không tác dụng với HNO3 bất kể nồng độ và trạng thái là Au và Pt

Một số kim loại bị thụ động hóa trong HNO3 đặc nguội là Fe, Al, Cr.

Au có tác dụng với HNO3 đặc nguội không

Như ta biết ở trên Au sẽ không tác dụng với dung dịch HNO3 bất kể dung dịch này loãng hay đặc, đặc nóng hay đặc nguội

Al có tác dụng với HNO3 đặc nguội không

Câu trả lời là không, bởi trong dung dịch đặc nguội ấy tạo ra trên bề mặt kim loại này một màng ocid bảo vệ có chiều dày khoảng 20 -30 micometer, lớp màng này rất bền và khó bị phá vỡ. Vì thế mà Al bị thụ động trong dung dịch HNO3 đặc nguội.

Nhưng Al sẽ tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng

Sự nguy hiểm của acid nitric khi tiếp xúc trực tiếp

Nếu hít phải sẽ khiến cho hệ hô hấp bị tổn thương, phổi có thể bị sưng.

Nếu bắn vào mắt có thể gây tổn thương giác mạc và dẫn tới mù lòa.

Nếu tiếp xúc trực tiếp với da sẽ gây bỏng da.

Nếu như phơi nhiễm lâu ngày có thể dẫn tới ung thư.

Nếu nuốt phải sẽ khiến cho miệng, họng, thực quản và dạ dày bị bỏng và nguy hiểm đến tính mạng. Tình trạng nhẹ có thể nôn ói, tiêu chảy còn nếu như nặng sẽ dẫn tới rối loạn tuần hoàn máu não và gây tử vong.

Vì thế nếu như trong điều kiện bắt buộc phải tiếp xúc với acid nitric nên sử dụng các dụng cụ bảo hộ để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân bạn.

Cách đảm bảo an toàn khi sử dụng acid nitric

Trong phản ứng hóa học

Có một số phản ứng hóa học có thể gây ra cháy nổ nếu như sử dụng HNO3 (bởi đây là chất oxy hóa mạnh) như:

HNOtác dụng với cyanit có thể phát nổ và tự bốc cháy.

HNO3  nếu như rơi trên da sẽ tác dụng với keratin khiến cho da trở thành màu vàng nếu như đó là dung dịch HNO3  đậm đặc, da sẽ chuyển dần sang màu cam khi acid được trung hòa.

Khi phản ứng với kim loại sinh ra khí hydro dễ chấy trong không khí

Nếu muốn pha loãng thì phải cho từ từ acid và trong nước chứ tuyệt đối không được làm ngược lại.

Trong quá trình bảo quản, lưu trữ

Phải lưu trữ ở khu vực thoáng mát, tránh xa các nguồn nhiệt, các thùng chứa phải được đậy kín. Nên dùng các thùng bằng nhựa bởi HNO3 sẽ không tác dụng vơi nhựa.

Đặt những thùng chứa HNO3 tránh xa các vật liệu như chất hữu cơ, kim loại, rượu và hơi ẩm để tránh cho các phản ứng hóa học xảy ra gây cháy nổ.

Nền nhà phải chống được acid.

Lưu trữ acid nitric trong một khu vực an toàn cách xa các vật liệu không tương thích như hợp chất hữu cơ, kim loại, rượu hoặc hơi ẩm.

Lời giải đáp cho câu hỏi kim loại không tác dụng với HNO3 đặc nguội là gì đã được trình bày trong bài đọc rồi đúng không nào. Bạn có thấy kiến thức này bổ ích hay không? Có giúp ích cho quá trình học tập của bạn hay không? Nếu như có thì hãy sẻ chia ngay bài viết này cho mọi người xung quanh bạn nhé. Đó là cách khiến cho bạn ôn tập được nhiều kiến thức hơn đó bạn à.

Hỏi đáp -