Hệ sắc tố quang hợp phân bố ở đâu bạn có còn nhớ hay không?

Hệ sắc tố quang hợp phân bố ở đâu? Qúa trình quang hợp diễn ra ở đâu? Bào quan thực hiện quang hợp và hệ sắc tố quang hợp là gì?

Bạn có biết hệ sắc tố quang hợp phân bố ở đâu hay không? Bạn có còn nhớ về quá trình quang hợp từng được học không? Vai trò của quá trình quang hợp đối với cuộc sống của mỗi chúng ta là gì? Cùng trả lời một số câu hỏi liên quan tới quang hợp trong bài viết này nhé.

Content

Quang hợp là gì?

Bạn có biết quang hợp là gì hay không? Qúa trình này diễn ra ở đâu và có vai trò như thế nào? Đặc điểm của quá trình quang hợp là gì? Cùng tìm hiểu nhé.

Hệ sắc tố quang hợp phân bố ở đâu

Hệ sắc tố quang hợp phân bố ở đâu

Quang hợp hay còn được gọi là quang tổng hợp là một quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời để tạo ra các hợp chất hữu cơ phục vụ cho bản thân. Hay nói cách khác quang hợp là quá trình thực vật hấp thu ánh sáng mặt trời để tạo ra carbohydrate và oxy từ khí cacbonic và nước.

Qúa trình quang hợp diễn ra ở thực vật, tảo và một số vi khuẩn.

Quang hợp có sự tham gia của chất diệp lục màu xanh và tạo ra oxy như một sản phẩm.

Vai trò của quang hợp

Quang hợp cung cấp thức ăn, năng lượng để duy trì sự sống của sinh giới; cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và thuốc chữa bệnh cho con người; điều hòa thành phần khí trong sinh quyển.

Một số câu hỏi liên quan đến quang hợp

Cùng tìm câu trả lời cho một số câu hỏi liên quan tới quang hợp trong phần này nhé. Bạn sẽ thấy được quá trình này thú vị như thế nào ấy. Không những thế còn thấy được một số đặc điểm của quá trình quang hợp ấy.

Hệ sắc tố quang hợp phân bố ở đâu

Hệ sắc tố quan hợp phân bố trên màng tilacoit của lục lạp.

Màng tilacoit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng.

Xoang tilacoit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp.

Chất nền là nơi xảy ra các phản ứng tối.

Hệ sắc tố quang hợp bao gồm?

Hệ sắc tố quang hợp gồm 3 nhóm sắc tố: diệp lục (chlorophyl), carotenoid, Phycobilin.

Diệp lục (chlorophyl)

Chất này hấp thụ mạnh ánh sáng xanh lam (430 nm) và đỏ (662 nm).

Diệp lục gồm có 2 nhóm là diệp lục a và diệp lục b, diệp lục a sẽ hấp thụ năng lượng ánh sáng chuyển thành năng lượng trong ATP và NADPH.

Carotenoid

Carotenoid gồm có caroten (hấp thụ ánh sáng có bước sóng từ 446-476 nm) và xantophyl (hấp thụ ánh sáng có bước sóng từ 451-481 nm). Các chất này sẽ hấp thụ và truyền năng lượng cho diệp lục a.

Phycobilin

Đây là nhóm sắc tố cực kỳ quan trọng với tảo và thực vật thủy sinh, Phycobilin hấp thụ ánh sáng trong vùng lục (550 nm) và vàng (612 nm).

Các sắc tố quang hợp có nhiệm vụ?

Nhiệm vụ của các sắc tố quang hợp là hấp thụ năng lượng ánh sáng.

Bào quan thực hiện quang hợp là

Lục lạp là bào quan thực hiên quang hợp.

Lục lạp thường có hình bầu dục thuận lợi cho việc hấp thu ánh sáng, mỗi lục lạp được bao bọc bởi màng kép, bên trong là chất nền không màu và các hạt nhỏ (grana)

Lục lạp có kích thước nhỏ, thuận lợi cho sự trao đổi chất

Pha sáng diễn ra ở

Pha sáng của quang hợp diễn ra ở màng tilacôit (hạt grana trong lục lạp).

Mong rằng sau khi trả lời được câu hỏi hệ sắc tố quang hợp phân bố ở đâu bạn sẽ hiểu hơn về quá trình quang hợp nhé. Đây là một quá trình tốt cho mọi sinh vật trên trái đất này. Chính vì thế mà hiểu hơn về nó sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích đó bạn à.

Hỏi đáp -