Stoploss là gì? Ý nghĩa của nó trong chứng khoán như thế nào

Stoploss là gì? Cách đặt stoploss ra sao? Cách tính stoploss như thế nào? Cùng tìm hiểu những kiến thức này nhé bạn.

Nếu như bạn là một con người có theo dõi và chơi chứng khoán thì chắc hẳn bạn sẽ biết stoploss là gì đúng không nào. Nhưng liệu bạn có hiểu rõ về điều này hay không? Bạn có những thắc mắc gì khi mà đặt lệnh này không? Cùng tìm hiểu thêm vè stoploss qua bài viết này nhé.

Content

Stoploss là gì

Stoploss là gì

Stoploss là gì

Stop loss (viết tắt là SL) hay còn được gọi là stop loss order là lệnh dừng lỗ/cắt lỗ tự động được các trader cài đặt sẵn nhằm bán một chứng khoán tại mức giá đã định trước trên các sàn Forex và CFD. Mục đích của stoploss là để giảm thiểu rủi ro hay thua lỗ ở một con số nhất định trương trường hợp thị trường biến động ngược với kỳ vọng của nhà đầu tư.

Khi giá cổ phiếu chạm mức stoploss thì lệnh giao dịch sẽ tự động đóng ngay lập tức, số tiền thua lỗ được tính toán và trừ trực tiếp vào tài khoản của trader.

Để đặt lệnh SL có 5 bước: xác định điểm vào lệnh, xác định vị trí cụ thể đặt lệnh, xác định mức thua lỗ mà trader sẵn sàng chấp nhận, tính khối lượng giao dịch hợp lý, tiến hành cài đặt lệnh. Tránh đặt lệnh stop loss quá gần hoặc quá xa, không nên thả hoặc dời mốc stop loss so với tính toán ban đầu. Muốn xác định được mốc stop loss hãy bám vào các chỉ số kỹ thuật, mô hình giá hoặc tùy theo số vốn đang có, không vượt quá 1 – 2% hoặc tùy theo biến động thị trường để quyết định.

Ý nghĩa của việc đặt stoploss

Tránh được lỗ quá nhiều

Bởi thị trường chứng khoán luôn có rất nhiều rủi ro, nếu như đoán sai xu hướng sẽ dẫn tới thua lỗ rất nhiều. Khi bạn bạn đặt lệnh stoploss bạn sẽ hạn chế được mức rủi ro mà bạn có khả năng chấp nhận được.

Kiểm soát tâm lý giao dịch

Bởi đa phần các nhà đầu tư đều có tư tưởng gồng lỗ, mặc dù giá đã đi ngược với xu hướng nhưng họ vẫn muốn duy trì lệnh thêm một thời gian nữa. Họ hy vọng rằng giá sẽ thay đổi theo dự đoán của họ. Chính vì thế sẽ ngày càng lỗ nhiều hơn.

Không cần theo dõi lệnh thường xuyên

Bởi không phải lúc nào trader cũng kịp theo dõi thị trường để thực hiện việc chốt lời hay cắt lỗ. Chính vì thế mà đây là giải pháp đóng lệnh ngay khi offline mà tài khoản vẫn trong tầm kiểm soát.

Ưu và nhược điểm của lệnh stoploss

Ưu điểm

Nhược điểm

Cách đặt stoploss

Bước 1: Xác định điểm vào lệnh dựa trên phân tích thị trường.

Bước 2: Xác định vị trí đặt stop loss và take profit.

Bước 3: Xác định số tiền thua lỗ tối đa mà bạn sẵn sàng chấp nhận, từ đó tính toán khối lượng giao dịch hợp lý.

Bước 4: Cài đặt lệnh và thực hiện giao dịch.

Cách tính stoploss

Dưới đây là cách tính stoploss nếu như giao dịch trên thị trường forrex

Tính Stoploss theo phân tích kỹ thuật

Các trader theo trường phái kỹ thuật sẽ thường vào lệnh khi có điểm tựa và đặt stop loss theo điểm tựa này. Các trader có thể đặt stoploss theo các vùng hỗ trợ, kháng cự quan trọng hoặc các mô hình giá, chỉ báo kỹ thuật (MA, Bollinger Band…)

Trường hợp giao dịch theo phân tích cơ bản

Với những trader giao dịch theo tin tức thì có thể chọn một trong hai cách sau:

Những sai lầm cần tránh khi đặt lệnh stoploss

Đặt mức stoploss quá gần

Trong nhiều trường hợp giá vừa chạm đến điểm stoploss sẽ lập tức quay đầu, khi đó trader sẽ mất một khoản đáng kể. Vì thế đặt mức stoploss vừa đủ, dựa trên những vùng tranh chấp giá quan trọng của bên mua và bên bán để tránh bỏ lỡ cơ hội hay buộc phải dừng cuộc chơi sớm trong tiếc nuối

Đặt mức stoploss quá xa

Đây là trường hợp ngược lại với ở trên, nếu như thị trường không quay đầu thì chắc chắn các trader sẽ bị thiệt hại nhiều hơn rất nhiều.

Thả/ dời mốc stoploss

Có một số trader cực kỳ tin vào nhận định của bản thân. Chính vì thế khi mà giá ngược lại kỳ vọng của họ họ sẽ dời stoploss, nhưng đây là một hành động cực kỳ nguy hiểm có thể khiến cho trader thiệt hại nhiều hơn.

Mong bạn có thể hiểu được stoploss là gì sau khi đọc xong bài viết này nhé. Bạn có thể thấy được ưu và nhược điểm của nó để lựa chọn có nên đặt lệnh stoploss không nhé. Mong rằng bạn sẽ luôn tự tin và xem xét thị trường. Có thế bạn mới không bị thua lỗ đúng không nào.

Hỏi đáp -