Dắng dỏi là gì? Từ này được dùng trong bài thơ nào?

Dắng dỏi là gì? Trong bài thơ cảnh ngày hè Nguyễn Trãi sử dụng từ này để miêu tả điều gì? Và cách dùng từ này ra sao bạn có biết không?

Bạn đã bao giờ nghe thấy ai đó nhắc tới từ dắng dỏi hay chưa? Bạn có biết được dắng dỏi là gì hay không? Từ này là một danh từ, tính từ hay động từ bạn có biết không? Nếu như dùng từ này trong câu thì ta sẽ dùng như thế nào? Cùng tìm lời giải đáp nhé.

Dắng dỏi là gì

Dắng dỏi là gì

Content

Dắng dỏi là gì

Dắng dỏi là một tính từ nhằm chỉ sự inh ỏi hay tiếng cao lanh lảnh của một sự việc, con vật nào đó.

Ví dụ: Ngày hè ve kêu dắng dỏi.

Trong ví dụ này từ dắng dỏi được sử dụng để mà bổ nghĩa cho tiếng ve kêu, ta thấy được ve kêu một cách dắng dỏi, inh ỏi khiến cho ai cũng cảm thấy nhức đầu.

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Từ này được tác giả Nguyễn Trãi sử dụng trong bài thơ ”cảnh ngày hè” để miêu tả tiếng ve kêu như sau:….. Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương……

Trong câu thơ này từ dắng dỏi được đưa ra trước câu nhằm nhắn mạnh đến âm thanh gợi cảnh nhộn nhịp của cuộc sống ngày hè. Để mọi người có thể thấy được rằng tiếng ve kêu vào ngày hè nó inh ỏi, nó sôi động như thế nào ấy.

Dàn ý chi tiết Cảnh ngày hè

Mở bài

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi: Nguyễn Trãi là một trong những cây đại cổ thụ của nền văn học trung đại Việt Nam, đã góp vào kho tàng văn học trung đại Việt Nam nhiều tác phẩm bằng cả chữ Hán và chữ Nôm

Giới thiệu về tập Quốc âm thi tập: tác phẩm chữ Nôm xuất sắc của Nguyễn Trãi. Với thể thơ Đường luật được sử dụng thuần thục như thể thơ dân tộc, tập thơ đã vẽ nên chân dung, con người Nguyễn Trãi.

Giới thiệu khái quát về bài thơ “Cảnh ngày hè”: bài số 43 trong số 61 bài của mục Bảo kính cảnh giới trong Quốc âm thi tập là một trong số những bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Trãi.

Thân bài

6 câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống

– Câu 1: hoàn cảnh đặc biệt của tác giả và bức tranh thiên nhiên, cảnh vật

Hình ảnh đặc trưng của thiên nhiên, cảnh vật lúc vào hè: hòe lục, thạch lựu hiên, hồng liên trì

Sử dụng động từ mạnh gợi nên sức sống căng tràn của cảnh vật: đùn đùn, phun, tiễn

– Bức tranh cuộc sống: tác giả đã sử dụng thính giác để cảm nhận cuộc sống, dùng âm thanh để tái hiện lại sinh động và chân thực bức tranh cuộc sống

Lao xao chợ cá: âm thanh gần gũi, gợi nên sự sống của con người

Dắng dỏi cầm ve: âm thanh đặc trưng của mùa hè, gợi nên sự rộn rã, tươi vui

=> Bằng sự cảm nhận tinh tế của tất cả các giác quan, sự tinh tế trong cách cảm nhận và tình yêu thiên nhiên sâu sắc, tác giả đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè với tất cả màu sắc, đường nét, âm thanh, tất cả luôn căng tràn sự sống.

2 câu thơ còn lại: Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ

Ông ước mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn để cầu mong cho “dân giàu đủ”.

Với việc mượn điển tích cây đàn của vua Ngu Thuấn để tự răn mình đã cho chúng ta thấy chí hướng cao cả: luôn khao khát đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân.

Kết bài

Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: sử dụng thể thơ Đường luật, hình ảnh thơ độc đáo đã cho chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè. Đặc biệt, qua đó giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi – một tình yêu thiên nhiên sâu sắc, một tấm lòng trọn đời lo cho dân cho nước.

Lầu tịch dương là gì

Đây là bài thơ chữ Hán thuộc thể loại thất ngôn tứ tuyệt thời kỳ nhà Đường

Ngôn ngữ: Chữ Hán
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
Thời kỳ: Vãn Đường

夕陽樓  

花明柳暗繞天愁,
上盡重城更上樓。
欲問孤鴻向何處,
不知身世自悠悠。

Tịch Dương lâu

Hoa minh liễu ám nhiễu thiên sầu,
Thướng tận trùng thành cánh thướng lâu.
Dục vấn cô hồng hướng hà xứ,
Bất tri thân thế tự du du.

Dịch nghĩa

Hoa rõ hay liễu mờ cũng chỉ làm ta buồn dai dẳng,
Leo hết các tầng thành, cuối cùng cũng tới lầu.
Xin hỏi con chim hồng cô đơn kia, mi đang bay về đâu?
Như ta chẳng biết thân phận ra sao trong cõi bao la này.

Bạn đã hiểu được dắng dỏi là gì sau khi đọc bài viết này chưa? Bạn có thấy được sự giàu đẹp của tiếng Việt ta hay không? Tiếng Việt ấy luôn mang lại cho ta nhiều điều thú vị đúng không nào? Mong rằng bạn sẽ mãi giữ được sự giàu đẹp của tiếng Việt nhé.

Hỏi đáp -