Án lệ là gì? Bạn có biết gì về án lệ hay không?

Án lệ là gì? Khi nào thì áp dụng án lệ cũng như các án lệ của Việt Nam như thế nào. Cùng tìm hiểu điều đó thông qua bài viết này nhé.

Content

Án lệ là gì

Án lệ là gì

Án lệ là gì

Thuật ngữ “án lệ” có nguồn gốc Latinh được hiểu là việc có trước, xảy ra trước hay cách thức xử lí một tình huống nhất định, được xem là một mẫu mực cho việc xử lí trong những tình huống tương tự về sau.

Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.

Nhờ có các án lệ trước đó mà sẽ thuận lợi cho quá trình xét xử, giải quyết vụ việc của tòa án. Bởi lẽ, thông qua cách tiếp cận thực tiễn giúp cho việc xác minh, phân tích các vấn đề liên quan đến vụ việc dưới góc độ thực tế hơn, đồng thời gợi mở hướng giải quyết vụ án một cách thỏa đáng, đảm bảo quyền và lợi ích công bằng giữa các bên nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của việc giải quyết vụ án.

Tuy nhiên khi lập luận cho quyết định của mình, các thẩm phán vẫn phải căn cứ vào các quy định của pháp luật, chứ không dựa vào các bản án đã xét xử.

Việt Nam không có truyền thống áp dụng án lệ và không coi án lệ là một hình thức pháp luật.

Khi nào áp dụng án lệ

Án lệ là gì và khi nào thì áp dụng

Thời gian được phép áp dụng án lệ trong xét xử:

Từ Trước ngày 15/7/2019Thời gian được phép áp dụng án lệ trong xét xử 45 ngày từ ngày công bố hoặc được ghi trong quyết định công bố án lệ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao

Từ ngày 15/7/2019:Thời gian được phép áp dụng án lệ trong xét xử 30 ngày kể từ ngày được công bố.

Nguyên tắc áp dụng án lệ:

Từ Trước ngày 15/7/2019:

Bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau:

– Số án lệ, số bản án, quyết định của Toà án có chứa đựng án lệ, tính chất, tình tiết vụ việc tương tự được nêu trong án lệ và tính chất, tình tiết vụ việc đang được giải quyết, vấn đề pháp lý trong án lệ (nội dung khái quát của án lệ) phải được viện dẫn, phân tích trong phần “Nhận định của Tòa án”.

– Tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn nguyên văn những nội dung hạt nhân của án lệ để làm rõ quan điểm của Tòa án trong việc xét xử, giải quyết các vụ việc tương tự.

Từ ngày 15/7/2019:

Bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau:

– Số, tên án lệ, tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ và tình huống pháp lý của vụ việc đang được giải quyết phải được viện dẫn, phân tích trong phần “Nhận định của Tòa án”.

– Tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn toàn bộ hoặc một phần nội dung của án lệ để làm rõ quan điểm của Tòa án trong việc xét xử, giải quyết vụ việc tương tự.

Về nguyên tắc, án lệ được áp dụng khi không có văn bản quy phạm pháp luật, không có tập quán và không thể áp dụng tương tự pháp luật. Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự.

Các án lệ của Việt Nam

Việt Nam có tổng cộng 52 án lệ và được liệt kê dưới đây.

Các án lệ hiện có tại Việt Nam

– Án lệ số 01/2016/AL về vụ án Giết người

– Án lệ số 02/2016/AL về vụ án tranh chấp đòi lại tài sản

– Án lệ số 03/2016/AL về vụ án ly hôn

– Án lệ số 04/2016/AL về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

– Án lệ số 05/2016/AL về vụ án tranh chấp di sản thừa kế

– Án lệ số 06/2016/AL về vụ án tranh chấp thừa kế

– Án lệ số 07/2016/AL về công nhận hợp đồng mua bán nhà trước ngày 01/7/1991.

– Án lệ số 08/2016/AL về xác định lãi suất, việc điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng tín dụng kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm.

– Án lệ số 09/2016/AL về xác định lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường và việc trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại.

– Án lệ số 10/2016/AL về quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.

– Án lệ số 11/2017/AL về công nhận hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất mà trên đất có tài sản không thuộc Sở hữu của bên thế chấp

– Án lệ số 12/2017/AL về xác định trường hợp đương sự được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất sau khi Tòa án đã hoãn phiên tòa

– Án lệ số 13/2017/AL về hiệu lực thanh toán của thư tín dụng (L/C) trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của L/C bị hủy bỏ

– Án lệ số 14/2017/AL về công nhận điều kiện của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mà điều kiện đó không được ghi trong hợp đồng

– Án lệ số 15/2017/AL về công nhận thỏa thuận miệng của các đương sự trong việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp

– Án lệ số 16/2017/AL về công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng

– Án lệ số 17/2018/AL về tình tiết “Có tính chất côn đồ” trong tội “Giết người” có đồng phạm

– Án lệ số 18/2018/AL về hành vi giết người đang thi hành công vụ trong tội “Giết người”

– Án lệ số 19/2018/AL về xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong tội “Tham ô tài sản”

– Án lệ số 20/2018/AL về xác lập quan hệ hợp đồng lao động sau khi hết thời gian thử việc

– Án lệ số 21/2018/AL về lỗi và thiệt hại trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê tài sản

– Án lệ số 22/2018/AL về không vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tình trạng bệnh lý trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

– Án lệ số 23/2018/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm do lỗi của doanh nghiệp bảo hiểm

– Án lệ số 24/2018/AL về di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân

– Án lệ số 25/2018/AL về không phải chịu phạt cọc vì lý do khách quan

– Án lệ số 26/2018/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản

– Án lệ số 27/AL/2019 về thụ lý, giải quyết vụ án hành chính liên quan đến nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991.

– Án lệ số 28/2019/AL về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.

– Án lệ số 29/2019/AL về tài sản bị chiếm đoạt trong tội “Cướp tài sản”.

– Án lệ số 30/2020/AL về hành vi cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi xảy ra tai nạn giao thông.

– Án lệ số 31/2020/AL về xác định quyền thuê nhà, mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước theo Nghị định số 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ là quyền tài sản.

– Án lệ số 32/2020/AL về trường hợp đất do cá nhân khai phá nhưng sau đó xuất cảnh định cư ở nước ngoài và người khác đã quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài.

– Án lệ số 33/2020/AL về trường hợp cá nhân được nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài.

– Án lệ số 34/2020/AL về quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường về đất trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi có bồi thường.

– Án lệ số 35/2020/AL về người Việt Nam trước khi đi định cư ở nước ngoài giao lại đất nông nghiệp cho người ở trong nước sử dụng.

– Án lệ số 36/2020/AL về hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị thu hồi, hủy bỏ.

– Án lệ số 37/2020/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm tài sản trong trường hợp bên mua bào hiểm đóng phí bảo hiểm sau khi kết thúc thời hạn đóng phí bảo hiểm.

– Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phân chia bằng bản án có hiệu lực pháp luật.

– Án lệ số 39/2020/AL về xác định giao dịch dân sự có điều kiện vô hiệu do điều kiện không thể xảy ra.

– Án lệ số 40/2021/AL về công nhận việc chuyển đổi quyền sử dụng đất trên thực tế;

– Án lệ số 41/2021/AL về chấm dứt hôn nhân thực tế;

– Án lệ số 42/2021/AL về quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có thỏa thuận trọng tài;

– Án lệ số 43/2021/AL về hiệu lực của hợp đồng thế chấp trong trường hợp tài  sản thế chấp là nhà đất do bên thế chấp nhận chuyển nhượng từ người khác nhưng chưa thanh toán đủ tiền cho bên bán.

– Án lệ số 44/202l/AL về việc xác định thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu phản tố;

– Án lệ số 45/2021/AL về xác định bị cáo phạm tội “Giết người” thuộc trường hợp “Phạm tội chưa đạt”;

– Án lệ số 46/2021/AL về việc xác định tình tiết định khung hình phạt “Đối với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm giáo dục” trong tội “Dâm ô đối với trẻ em”;

– Án lệ số 47/2021/AL về việc xác định tội danh trong trường hợp bị cáo dùng hung khí nguy hiểm đâm vào vùng trọng yếu của cơ thể bị hại;

– Án lệ số 48/2021/AL về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “nộp lại tiền thu lợi bất chính”;

– Án lệ số 49/2021/AL về xác định quyết định hành chính ban hành không đúng thẩm quyền;

– Án lệ số 50/2021/AL về quyền khởi kiện vụ án đòi lại tài sản của người được giao tài sản theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật;

– Án lệ số 51/2021/AL về xác định quyền sở hữu đối với khu vực để xe ô tô của nhà chung cư;

– Án lệ số 52/2021/AL về hiệu lực của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất khi chưa đăng ký quyền sử dụng đất.

Mong rằng sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ biết được án lệ là gì nhé. Và có thể hiểu hơn một chút về pháp luật Việt Nam ấy. Cuộc sống của bạn ấy, hãy cứ sống theo cách mà bạn mong muốn. Hãy cứ cố gắng cũng như nỗ lực để cho chính bản thân bạn hạnh phúc và vui vẻ nhé. Chúc cho bạn có một cuộc sống tràn ngập tiếng cười như bạn mong đợi.

Hỏi đáp -