Truyền nhân là gì? Từ này có được sử dụng phổ biến không?

Truyền nhân là gì? Hậu duệ là gì? Hai từ này có đồng nghĩa với nhau hay không? Những từ này được sử dụng trong những trường hợp nào?

Có bao giờ bạn nghe thấy ai đó nói gì về truyền nhân hay chưa? Bạn có biết người như thế nào được gọi là truyền nhân không? Làm sao để có thể trở thành truyền nhân bạn có biết hay không? Thế còn truyền nhân là gì bạn có biết hay không? Nó được sử dụng trong các tình huống cũng như trường hợp nào? Nếu như bạn muốn hiểu hơn về nghĩa của từ này thì không nên bỏ qua bài viết thú vị này đâu bạn à.

Truyền nhân là gì

Truyền nhân là gì

Content

Truyền nhân là gì

Truyền có nghĩa là truyền lại, còn nhân có nghĩa là người. Truyền nhân được hiểu là truyền lại một thứ gì đó cho một người. Hay hiểu đơn giản hơn là người kế thừa một thứ tinh hoa nào ấy.

Từ này thường được sử dụng trong các làng nghề, nơi mà mỗi một gia đình có một bí mật hay công thức riêng để chế tác một món đồ nào ấy. Và để cho nghề ấy không bị mai một cũng như bị mất đi theo năm tháng thì họ phải truyền cho những con người khác. Truyền nhân có thể là người trong dòng tộc hoặc người lạ, chỉ cần người ấy có mong muốn cũng như đam mê để mà dựng xây, phát triển nghề đó là được.

Nhưng việc để có thể tìm thấy được truyền nhân đâu có dễ dàng gì đúng không nào. Chính vì thế mà họ sẽ luôn cố gắng để trau đồi cũng như truyền lửa cho con cháu trong dòng tộc. Bởi đấy là những người gần gũi với họ nhất. Không những thế còn có thể khiến cho việc đào tạo cũng như trau dồi kiến thức một cách dễ dàng hơn ấy.

Ví dụ như một gia đình có nghề đóng thuyền hay nghề làm gốm ấy, chắc hẳn họ sẽ muốn con cháu của họ theo nghề này. Bởi những mối quan hệ, những kỹ thuật làm nghề ấy nếu như không có ai kế thừa sẽ bị mất đi. Vì thế chắc chắn họ sẽ cố gắng tìm và đào tạo truyền nhân sớm nhất có thể.

Truyền Nhân Của Nữ Oa

Nữ Oa (chữ Hán: 女媧) hay còn được gọi là Nữ Oa nương nương (女媧娘娘), là một thủ lĩnh thị tộc của Trung Quốc cổ đại, dần được tôn xưng là một vị nữ thần thủy tổ trong Thần thoại Trung Quốc.

Đương thời bà là nữ thần thượng cổ vĩ đại nhất trong thần thoại Trung Hoa, được liệt vào trở thành một trong Tam Hoàng Ngũ Đế. Bà là em gái đồng thời cũng là vợ của Phục Hy, đứng đầu danh sách Tam Hoàng.

Truyền thuyết về Nữ Oa được truyền tụng nhiều nhất qua điển tích Luyện thạch bổ thiên (煉石补天; luyện đá vá trời); Sát Hắc long tế Ký châu (殺黑龍濟冀州; giết Hắc long giúp Ký châu);….và quan trọng nhất là trong hôn nhân thì đây là nữ thần bảo trợ cho gia đình.

Truyền Nhân Atula

Truyền nhân Atula có tên là Shura no Mon là một bộ truyện tranh Nhật Bản được viết và minh họa bởi Masatoshi Kawahara. Nội dung truyện kể về Tsukumo Mutsu, một chú nhóc theo học trường phái võ Mutsu Enmei Ryu (Viên Minh) và chạm trán với rất nhiều võ sư thiên tài khác.

Truyện từng được xuất bản trên tạp chí từ năm 1987 đến năm 1996 và sau đó được in thành 31 tập truyện Tankobon. Sau đó, truyện đã bị tạm hoãn khoảng 14 năm trước khi được tác giả Masatoshi Kawahara tiếp tục sáng tác phần 2 mang tên Shura No Mon: Daini Mon.

Hậu duệ là gì

Hậu có nghĩa là sau còn duệ có nghĩa là con cháu đời sau. Vì thế mà cụm từ hậu duệ được dùng với nghĩa là thế hệ con cháu đời sau/ kế tiếp của một dòng họ nào đó.

Thường từ này sẽ được sử dụng trong các danh gia vọng tộc, những dòng họ có tiếng về kinh doanh, chính trị. Họ luôn coi trọng hậu duệ bởi họ muốn có người kế thừa và phát triển những gì mà họ đã dựng xây. Chính vì thế mà hậu duệ trong những danh gia vọng tộc ấy thường phải trải qua quá trình rèn luyện gian khó thì mới có thể kế nghiệp được.

Vì vậy mà với họ việc có thể giáo dục ra một người có khả năng cũng như tố chất lãnh đạo là điều cực kỳ cần thiết để duy trì được sự hưng thịnh của dòng tộc.

Mong rằng bạn đã biết được truyền nhân là gì cũng như hiểu được hậu duệ có nghĩa như thế nào nhé. Hai từ này mang nghĩa khác nhau nhưng thường hay được sử dụng lắm ấy. Chính vì thế mà bạn thấy được sự giàu đẹp cũng như đẹp đẽ của tiếng Việt. Mong rằng bạn sẽ luôn giữ mãi được sự tươi đẹp của tiếng Việt và sử dụng nó đúng như bạn mong muốn nhé.

Hỏi đáp -