Gạo sau khi tách trấu gọi là gì? Có phải là gạo lứt không?

Gạo sau khi tách trấu gọi là gì? Có những loại gạo lứt nào? Công dụng của gạo lứt ra sao? Cách để nấu cơm gạo lứt ngon thế nào?

Bạn có biết gạo lứt là gạo như thế nào hay không? Tại sao hiện nay lại có nhiều người chọn ăn cơm gạo lứt như vậy? Gạo lứt có những công dụng ra làm sao đối với sức khỏe của bạn? Thế còn gạo sau khi tách trấu gọi là gì có phải đó là cách gọi khác của gạo lứt không? Cùng tìm câu trả lời cho những thắc mắc đó của bạn trong bài viết này nhé.

Gạo sau khi tách trấu gọi là gì

Gạo sau khi tách trấu gọi là gì

Content

Gạo sau khi tách trấu gọi là gì

Gạo sau khi tách trấu được gọi là gạo lật, gạo rằn, gạo lứt hay có người gọi là gạo lức.

Gạo lứt là gì?

Gạo lứt là loại gạo chỉ xay sơ qua để loại bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài mà thôi. Chính vì thế mà nó vẫn giữ được lớp cám nên thành phần dinh dưỡng cực kỳ cao.

Thành phần của gạo lứt bao gồm: Tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, các vitamin:  B1, vitamin B2, B3, B6; các acid: pantothenic (vitamin B5), para aminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic; nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magie, selen, glutathione (GSH), kali và natri,….

Nếu bạn chưa quen ăn gạo lứt thì lúc ăn sẽ thấy nó thô và cứng, khiến cho bạn có cảm giác nham nháp ở cổ họng nhưng đó chính là lớp cám cực kỳ tốt cho sức khỏe. Chính vì thế mà nhiều người chọn ăn cơm gạo lứt thay vì gạo trắng ấy. Họ cảm thấy rằng khi ăn gạo lứt cơ thể của họ sẽ khỏe mạnh hơn. Không những thế gạo lứt còn cung cấp ít chất bột đường hơn nên có thể khiến cho cơ thể bạn ít bị tăng cân hơn bạn à.

Các loại gạo lứt

Hiện tại trên thị trường có 3 loại gạo lứt là: gạo lứt trắng, gạo lứt đỏ và gạo lứt đen. Và có rất nhiều những nhà cung cấp gạo lứt hiện nay, mỗi hãng sẽ cho bạn những loại gạo lứt khi mà ăn vào có cảm giác cũng như vị khác biệt.

Gạo lứt trắng

Thường có màu trắng ngà hay ngả nâu vàng. Có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với gạo trắng, lượng chất xơ nhiều hơn gạo trắng 1-3g. Có chứa nhiều Selen và Mangan hơn gạo trắng.

Gạo lứt đỏ

Thường có màu đỏ nâu bên ngoài lớp vỏ cám nhưng khi bẻ ra bên trong vẫn có màu trắng. Còn gạo huyết rồng là loại gạo bẻ ra bên trong vẫn có màu đỏ.

Chỉ số đường huyết ở gạo lứt đỏ ở mức trung bình vì thế mà phù hợp cho người đái tháo đường ăn bởi sẽ không khiến cho đường huyết tăng cao trong khi gạo huyết rồng thì ngược lại.

Hàm lượng sắt và chất chống oxy hóa cao hơn những loại gạo lứt khác.

Gạo lứt đen

Lớp vỏ cám bên ngoài thường có màu tím than, phần tinh bột bên trong màu trắng. Khi nấu chính thì sẽ chuyển dần sang màu tím đậm bởi giàu chất chống oxy hóa anthocyanin. Loại gạo này có lượng đường thấp, lượng chất xơ cao nên tạo được cảm giác no lâu.

Loại này thường có sự mềm dẻo và dễ ăn hơn hai loại trên. Không cần ngâm trước khi nấu trong khi hai loại kia cần ngâm từ 12 – 24 tiếng.

Công dụng của gạo lứt

Trong gạo lứt có giàu chất chống oxy hóa nên nó có một số công dụng sau:

Không những thế trong gạo lứt còn có nhiều vitamin như: B1, B3, B5, B6 và khoáng chất như: sắt, canxi, magie, Selen,.. nên sẽ giúp cho sức đề kháng của bạn được tăng lên, hệ miễn dịch trở nên tốt hơn.

Với hàm lượng chất xơ cao, chất béo ít nên có thể tạo được cảm giác no lâu khi ăn, giảm được chứng thèm ăn và sẽ giúp được bạn giảm tải được đồ ăn nạp vào cơ thể.

Chính bởi có nhiều công dụng như này mà nhiều người chọn gạo lứt là thực phẩm chính. Với họ mà nói thì gạo lứt mang lại cho họ cực kỳ nhiều lợi ích về sức khỏe. Không những thế lượng carbohydrat họ nạp vào khi mà ăn cơm gạo lứt sẽ ít hơn so với gạo trắng thông thường nên sẽ khiến cho họ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát cân nặng.

Cách nấu cơm gạo lứt

Để có thể nấu được một nồi gạo lứt ngon thì ta nên thực hiện theo những lưu sau:

Vo và ngâm gạo lứt: Vo gạo sạch để không còn sạn và trấu. Sau đó bạn nên ngâm gạo lứt trong nước ấm từ 30-60 phút trước khi nấu để gạo nở đều và dẻo ngon hơn.

Tỷ lệ nước: Tỷ lệ phù hợp là 2 nước: 1 gạo. Tỷ lệ này áp dụng cho lượng gạo bạn đong trước khi ngâm.

Nấu cơm: Bạn vẫn cho vào nồi nấu cơm điện như bình thường và ấn nút nấu là được. Với nồi cơm thông thường thì sau khoảng 40 phút bạn sẽ có một nồi cơm thơm ngon. Còn có những loại nồi có công dụng nấu nhanh ấy thì bạn sẽ có được những món ngon chỉ sau khoảng thời gian ngắn mà thôi.

Bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc gạo sau khi tách trấu gọi là gì hay chưa? Bạn có thấy được công dụng cũng như lợi ích của loại gạo này đối với sức khỏe chưa? Có nên ăn loại gạo này thường xuyên không? Mong rằng bạn sẽ chọn lựa cho bản thân loại gạo mà bạn yêu thích nhé.

Hỏi đáp -