Áng thiên cổ hùng văn là gì? Đâu là áng thiên cổ hùng văn?

Áng thiên cổ hùng văn là gì? Giải thích cụm từ này ra sao? Tuyên ngôn độc lập, hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo có phải là áng thiên cổ hùng văn?

Bạn đã bao giờ nghe tới áng thiên cổ hùng văn hay chưa? Bạn có biết áng thiên cổ hùng văn là gì hay không? Cùng đọc bài viết này để có thể có được đáp án cho thắc mắc áng thiên cổ hùng văn là gì bạn nhé. Và để xem rằng có những áng thiên cổ hùng văn nào của nước ta ấy.

Content

Áng thiên cổ hùng văn là gì

Áng thiên cổ hùng văn là gì

Áng thiên cổ hùng văn là gì

Áng “thiên cổ hùng văn” tức là áng văn hùng tráng được lưu truyền đến cả nghìn đời.

Để có thể được gọi là áng thiên cổ hùng văn thì tác phẩm đó không chỉ xuất sắc về nội dung, nghệ thuật mà còn mang tới nhiều giá trị nữa. Những giá trị ấy ở nhiều mặt như: lịch sử hay những tư tưởng vĩ đại có dấu ấn và ý nghĩa đến muôn đời.

Và để có thể được lưu truyền tới muôn đời như vậy thì tác phẩm đó phải chạm đến được trái tim, cảm xúc của các thế hệ bao đời. Không những thế những tư tưởng lớn lao mà tác phẩm mang lại phải phù hợp với mọi thời đại.

Tuyên ngôn độc lập là áng thiên cổ hùng văn

Tuyên ngôn độc lập chính là một áng thiên cổ hùng văn ấy bởi những giá trị mà nó mang lại luôn có ý nghĩa muôn đời.

Vào ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt quốc dân đồng bào đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.

Tuyên ngôn Độc lập là một kiệt tác, một áng “Thiên cổ hùng văn” lập quốc vĩ đại. Mặc dù chỉ có 49 câu và 1010 chữ nhưng bản Tuyên ngôn Độc lập lại có nội dung vô cùng to lớn, ý nghĩa vô cùng sâu sắc.

Không chỉ khai sinh, đưa dân tộc Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội mà bản Tuyên ngôn Độc lập còn là bản tuyên ngôn về nhân quyền, về cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng thiêng liêng giữa các dân tộc và mỗi con người của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Hịch tướng sĩ là áng thiên cổ hùng văn

Hịch tướng sĩ cũng là một áng thiên cổ hùng văn của dân tộc ta vì những yếu tố sau:

Hịch tướng sĩ có cách lập luận khúc triết, rõ ràng

Đoạn đầu, lấy xưa để nói nay, mượn sử cũ để nêu gương khích tướng. Sau đó bằng cách sử dụng phép lập luận so sánh, đối chiếu để các tướng sĩ thấy được hai con đường trước mắt.

Khi so sánh hai con đường ấy, tất yếu ai cũng phải nhận ra con đường duy nhất có thể đi là con đường quyết chiến chống quân xâm lược.

Hịch tướng sĩ có một hệ thống lí lẽ chặt chẽ, kết hợp với những dẫn chứng cụ thể, chân thực, điển hình

Nhưng tất cả những lý lẽ và dẫn chứng ấy chủ yếu nhằm vào mục đích đánh vào lòng người. Lời hịch đã trở thành chỉ thị của trái tim, mệnh lệnh của lương tâm danh dự đối với họ.

Hịch tướng sĩ cũng là một áng văn chính luận mang đậm tính biểu cảm và sắc thái trữ tình.

Bài hịch mở đầu bằng giọng chuyện trò để đối thoại với các tướng sĩ. Sau đó tác giả thẳng thắn bộc lộ trực tiếp những cảm xúc suy nghĩ đang nung nấu tâm can. Trong bài hịch, nhiều lần tác giả lặp lại những câu hỏi nêu vấn đề để nhấn mạnh hơn vào ý nghĩa, kêu gọi khích lệ động viên quân sĩ.

Hịch tướng sĩ còn gây ấn tượng mạnh ở một hệ thống ngôn ngữ phong phú, sinh động, các hình ảnh giàu sức gợi.

Nói về tướng giặc chỉ cần mấy chữ uốn lưỡi cú diềuđem thân dê chó đã lột tả được bản chất xấu xa độc ác của chúng.

Áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo

Bình Ngô đại cáo cũng là một áng thiên cổ hùng văn của dân tộc ta vì những yếu tố sau:

Đại cáo bình Ngô là bài cáo có ý nghĩa trọng đại của quốc gia công bố rộng khắp về việc đánh đuổi giặc Minh, giành lại độc lập, chủ quyền của dân tộc. Gồm 4 phần được phân chia rõ ràng, cụ thể

Mỗi phần lại mang những nội dung trọng tâm cụ thể:

Tư tưởng “nhân nghĩa” được thể hiện trong suốt tác phẩm. Tư tưởng vừa có sự kế thừa của Nho giáo, vừa có sự mở rộng và sáng tạo với hai nội dung “yên dân” và “trừ bạo”.

Lời tuyên bố hùng hồn, đanh thép về độc lập, chủ quyền của dân tộc qua rất nhiều phương diện (nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục, lịch sử, hào kiệt).

Gọi vua Đại Việt là “Đế’, đặt các triều đại của Đại Việt sánh ngang với các triều đại của Trung Hoa thể hiện niềm tự hào tự tôn dân tộc.

Đại cáo bình Ngô vừa có sự kế thừa, vừa có sự mở rộng so với “Nam quốc sơn hà” : kế thừa các yếu tố về phong vựa, lãnh thổ, cách gọi các vua nước Việt là “đế”; mở rộng, phát triển ở các yếu tố nền văn hiến, phong tục, lịch sử, hào kiệt và tất cả những yếu tố này không cần đến sự định đoạt của “thiên thư” mà do chính con người thiệt lập.

Không những thế trong tác phẩm này ta còn thấy được giặc đã dùng luận điệu bịp bợm để cướp nước, khủng bố sát hại người dân vô tội, bóc lột thuế khóa vơ vét sản vật, phá hoại môi trường tiêu diệt sự sống, phá hoại sản xuất bóc lột sức lao động. Cũng như ta thấy được nỗi đau đớn, xót xa, uất hận, căm tức của nhân dân trước những tội ác ấy.

Giải thích cụm từ thiên cổ hùng văn

Áng “thiên cổ hùng văn” tức là áng văn hùng tráng được lưu truyền đến cả nghìn đời.

Để có thể được gọi là áng thiên cổ hùng văn thì tác phẩm đó không chỉ xuất sắc về nội dung, nghệ thuật mà còn mang tới nhiều giá trị nữa. Những giá trị ấy ở nhiều mặt như: lịch sử hay những tư tưởng vĩ đại có dấu ấn và ý nghĩa đến muôn đời.

Và để có thể được lưu truyền tới muôn đời như vậy thì tác phẩm đó phải chạm đến được trái tim, cảm xúc của các thế hệ bao đời. Không những thế những tư tưởng lớn lao mà tác phẩm mang lại phải phù hợp với mọi thời đại.

Áng thiên cổ kì bút

Để có thể hiểu được áng thiên cổ kỳ bút là gì thì trước tiên ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của từng cụm từ nhé.

Thiên cổ: ngàn năm xưa , ngàn xưa , ngày xưa

Kỳ bút: cây bút kỳ lạ , bài viết kỳ lạ.

Vậy thiên cổ kỳ bút là cây bút kỳ tài của ngày xưa, ý thán thán người viết có kỳ tài hiếm có.

Như vậy thì áng thiên cổ kỳ bút có nghĩa là áng văn hay muôn đời kì lạ hoặc cũng có thể hiểu là ngòi bút kì diệu ngàn năm mới có.

Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ chính là một áng thiên cổ kỳ bút ấy. Tác giả sống vào khoảng thế kỷ thứ 16, được viết bằng chữ Hán theo thể loại tản văn xen lẫn những bài thơ ca. Và dưới mỗi truyện đều có lời bình của tác giả. Có thể coi đây là một truyện cũ nhưng phản ánh đúng xã hội Việt Nam vào thế kỷ thứ 16.

Như vậy bạn đã hiểu được áng thiên cổ hùng văn là gì sau khi đọc bài viết này rồi đúng không nào. Bạn cũng biết được rằng có những tác phẩm nào được coi là áng thiên cổ hùng văn của nước ta đúng không? Bạn đã hiểu được những giá trị mà những tác phẩm đó mang lại cho cuộc sống thời bấy giờ cũng như hiện tại chưa? Mong bạn sẽ luôn ủng hộ chúng mình nhé.

Hỏi đáp -