Chốn lao xao là gì trong bài thơ ” Nhàn”?

Chốn lao xao là gì? Chủ đề của bài thơ Nhàn là như thế nào? Quan điểm của tác giả về dại và khôn ra sao? Cùng học về bài thơ này nhé.

Bạn có còn nhờ bài thơ ” Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm hay không, có hai câu thơ mà có lẽ chẳng ai có thể quên được là :” Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, người khôn người đến chốn lao xao”. Vậy thì chốn lao xao là gì bạn có còn nhớ không? Nghệ thuật nào đã được sử dụng trong hai câu này? Cùng giải đáp những thắc mắc đó dưới bài viết này nhé bạn.

Content

Vài nét về tác phẩm ” Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Chốn lao xao là gì

Chốn lao xao là gì

Xuất xứ: Đây là bài thơ Nôm số 73, trong Bạch Vân quốc ngữu thi.

Bố cục (4 phần)

– Phần 1 (hai câu đề): Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm

– Phần 2 (hai câu thực): Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

– Phần 3 (hai câu luận): Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà.

– Phần 4 (hai câu kết): Triết lí sống nhàn

Giá trị nội dung

Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.

Giá trị nghệ thuật

– Sử dụng phép đối, điển cố

– Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà giàu triết lí

– Nhịp thơ chậm rãi, nhẹ nhàng như một lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc.

Chốn lao xao là gì

Chốn lao xao mà tác giả nhắc tới chính là nơi quan trường quyền quý, nơi mà con người ta luôn phải đối chọi, bon chen với nhau. Luôn có sự giành giật, hãm hại cũng như luồn cúi. Ở nơi tấp nập ngựa xe, có kẻ hầu người hạ đó luôn có sự phân biệt cao sang.

Quan niệm của tác giả về dại và khôn

Quan điểm của tác giả có chút mỉa mai nhưng không kém phần ngạo nghễ

Ông tự nhận mình là người ngu dại, nhưng cái dại ở đây là cái dại của bậc đại trí (đại trí như ngu), thật chất của cái dại này là cái khôn. Quan đó ta thấy được sự khiêm tốn, không muốn khoe khoang của bậc trí nhân.

Chỉ ra sự khác nhau về lựa chọn của ta dại và người khôn trong văn bản

Chốn lao xao mà tác giả nhắc tới chính là nơi quan trường quyền quý, nơi mà con người ta luôn phải đối chọi, bon chen với nhau. Luôn có sự giành giật, hãm hại cũng như luồn cúi. Ở nơi tấp nập ngựa xe, có kẻ hầu người hạ đó luôn có sự phân biệt cao sang.

Nơi vắng vẻ được nhắc đến trong bài thơ Nhàn là chọn nào

Nơi vắng vẻ” trong bài thơ Nhàn được hiểu là một nơi không có người cầu cạnh ta và cũng không có cầu cạnh người và là nơi tĩnh tại của thiên nhiên và cũng là nơi thảnh thơi của tâm hồn.

Tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu thơ 3, 4

Nghệ thuật đối được sử dụng trong hai câu thơ 3 và 4:

”Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn, người đến chốn lao xao”

Ở đây ta thấy sự đối lập giữa Ta – người, Dại – khôn, Nơi vắng vẻ – chốn lao xao

Qua sự đối lập này tác giả đã bộc lộ rõ thái độ sống của ông: ông khẳng định được cách sống của ông khác với những người còn lại, ông chọn cuộc sống ”lánh đục tìm trong” cho bản thân.

Nêu chủ đề của bài thơ Nhàn

Bài thơ cho ta thấy về quan niệm sống của tác giả, muốn có một cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên, không màng tới danh lợi, luôn giữ được cốt cách của bản thân trong mọi hoàn cảnh.

Chủ đề nhàn trong bài thơ được thể hiện như thế nào

Bài thơ cho ta thấy về quan niệm sống của tác giả, muốn có một cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên, không màng tới danh lợi, luôn giữ được cốt cách của bản thân trong mọi hoàn cảnh.

Mong rằng bạn sẽ hiểu được dụng ý của tác giả qua bài thơ ”nhàn” cũng như biết được chốn lao xao là gì bạn nhé. Đó là cách để bạn có thể cảm nhận được một tác phẩm văn học bạn à. Một bài thơ tuy ngắn gọn nhưng lại mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc. Chính vì thế hãy luôn cố gắng để có thể khiến cho bản thân bạn học hỏi được nhiều điều thú vị hơn bạn nhé.

Hỏi đáp -